Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...
Luật đất đai 1987
- Tóm tắt
- Nội dung
- Hiệu lực
- Lược đồ
- Tải về
- VB liên quan
Thuộc tính Luật đất đai 1987
Số hiệu: | 3-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày công báo: | 28/02/1988 | Số công báo: | Số 4 |
Ngày ban hành: | 29/12/1987 | Ngày có hiệu lực: | 08/01/1988 |
Tình trạng hiệu lực: | Hết hiệu lực | Ngày hết hiệu lực: | 15/10/1993 |
Lĩnh vực: | Đất đai |
Tóm tắt văn bản
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Tải Luật đất đai 1987
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** |
Số: 3-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1987 |
LUẬT
ĐẤT ĐAI CỦA QUỐC HỘI SỐ 3-LCT/HĐNN8 NGÀY 29/12/1987
LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sửdụng đất đai vào quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, triệt để tiết kiệm đất, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Điều 19, Điều 20 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định chế độ quản lý và sử dụng đất đai.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân dưới đây gọi là người sử dụng đất để sử dụng ổn định, lâu dài.
Nhà nước còn giao đất để sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời.
Người đang sử dụng đất đai hợp pháp được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
Điều 2
Nhà nước khuyến khích đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào việc:
– Thâm canh, tăng vụ, nâng caohiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất;
– Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển,phủ xanh đất trống đồi núi trọc để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;
– Bảo vệ, cải tạo đất, làm tăng độ mầu mỡ của đất.
Điều 3
Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển, nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự,thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 4
Mọi người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm.
Người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Điều 5
Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đất đai.
Điều 6
Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong cảnước.
Hội đồng bộ trưởng thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định trong Luật này.
Thủ trưởng các ngành trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình tổ chức và quản lý việc sử dụng đất đai do Nhà nước giao cho các tổ chức thuộc ngành mình sử dụng.
Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân cáccấp thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước đối với đất đai.
Điều 7
Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hộinông dân tập thể, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ,các hội khoa học và các tổ chức xã hội khác cũng như mọi công dân đều có nhiệmvụ hỗ trợ các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệvà sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm.
Các cơ quan Nhà nước trong phạmvi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét đầy đủ các kiến nghịcủa các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ vàsử dụng đất đai.
Điều 8
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủyếu, đất đai được phân thành các loại sau đây:
1- Đất nông nghiệp;
2- Đất lâm nghiệp;
3- Đất khu dân cư;
4- Đất chuyên dùng;
5- Đất chưa sử dụng.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Điều 9
Việc quản lý Nhà nước đối với đấtđai bao gồm:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc,phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
2- Quy hoạch và kế hoạch hoá việcsử dụng đất đai;
3- Quy định các chế độ, thể lệ vềquản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
4- Giao đất và thu hồi đất;
5- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổđịa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6- Thanh tra việc chấp hành cácchế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
7- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 10
Dưới sự chỉ đạo thống nhất củaHội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vàđơn vị hành chính tương đương tổ chức, chỉ đạo Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai, lập bản đồđịa chính xã và đơn vị hành chính tương đương.
Điều 11
1- Việc lập quy hoạch, kế hoạch:
a) Hội đồng bộ trưởng lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;
b) Uỷ ban nhân dân các cấp lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình;
c) Các ngành lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai của ngành mình.
2- Thẩm quyền phê chuẩn và xétduyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
a) Quốc hội phê chuẩn quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước; Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình trước khi trình lên chínhquyền cấp trên trực tiếp xét duyệt;
b) Hội đồng bộ trưởng xét duyệtquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành ở Trung ương và quy hoạch kếhoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hànhchính tương đương;
c) Uỷ ban nhân dân cấp trên xétduyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trựctiếp;
d) Uỷ ban nhân dân mỗi cấp cùngvới các ngành cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngànhđó tại địa phương;
e) Trong trường hợp cần bổ sung,điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải được sự đồng ý của cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 của Điều này.
Điều 12
Việc quyết định giao đất phảituân theo những quy định sau đây:
1- Căn cứ vào quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm xét duyệt quy định tại khoản2 Điều 11 của Luật này;
2- Căn cứ vào kế hoạch hàng nămchuyển loại đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đã được cơNhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy định tại Điều 13 của Luật này;
3- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đấtđai ghi trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật và trong thiết kế đã được cơ quanNhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
4- Việc quyết định giao đất đangsử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đócủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy định tại Điều 15 của Luật này.
Điều 13
1- Hội đồng Nhà nước phê chuẩn kếhoạch hàng năm của Hội đồng bộ trưởng về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừngsử dụng vào mục đích khác.
2- Hội đồng bộ trưởng xét duyệtkế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngvà đơn vị hành chính tương đương về việc giao đất nông nghiệp, đất có rừng đểsử dụng vào mục đích khác.
Hội đồng bộ trưởng căn cứ vào quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được Quốc hội phê chuẩn và kế hoạch hàng nămchuyển đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác đã được Hộiđồng Nhà nước phê chuẩn, quyết định việc giao đất để sử dụng vào mọi mục đíchtrong những trường hợp cần thiết.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quyết định:
a) Giao đất cho các tổ chức kinhtế quốc doanh để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp;
b) Giao đất để sử dụng vào mụcđích khác không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trong phạm vi sau đây:
Từ 1 ha trở xuống đối với đấtnông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 2 ha trở xuống đối với đấthoang, đồi núi cho mỗi công trình không theo tuyến.
Từ 3 ha trở xuống đối với đấtnông nghiệp, đất có rừng, đất khu dân cư và từ 5 ha trở xuống đối với đấthoang, đồi núi cho mỗi công trình theo tuyến.
c) Giao đất chuyên dùng để sửdụng vào mục đích chuyên dùng, trừ đất thuộc vùng lãnh hải.
d) Xét duyệt kế hoạch giao đấtkhu dân cư nông thôn để nhân dân làm nhà ở theo định mức hàng năm đã được Hội đồngbộ trưởng xét duyệt cho mỗi loại xã.
đ) Giao đất khu dân cư thuộc nộithành nội thị theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
4- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh quyết định:
a) Giao đất cho các hợp tác xã,tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu dài vào sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp;
b) Giao đất chưa sử dụng cho cáctổ chức và cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp;
c) Giao đất khu dân cư nông thôncho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương xét duyệt.
5- Uỷ ban nhân dân quận có thẩmquyền giao đất quy định tại điểm a, điểm b, khoản 4 của Điều này.
6- Hội đồng bộ trưởng quy địnhtrình tự, thủ tục giao các loại đất. Cơ quan quản lý đất đai của trung ương vàđịa phương, giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân các cấp trong việc giao đất.
Điều 14
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc mộtphần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức sử dụng đất bị giảithể, chuyển đi nơi khác, hoặc bị thu hẹp mà giảm nhu cầu sản xuất;
2- Tất cả số người trong hộ sửdụng đất đã chuyển đi nơi khác hoặc đã chết;
3- Người sử dụng đất tự nguyệntrả lại đất được giao;
4- Thời hạn sử dụng đất đã hết;
5- Người sử dụng đất không sửdụng đất được giao trong 6 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền quyết định giao đất đó cho phép;
6- Người sử dụng đất vi phạmnghiêm trọng những quy định về sử dụng đất;
7- Đất giao không đúng thẩm quyềnquy định tại Điều 13 của Luật này;
8- Cần sử dụng đất cho nhu cầucủa Nhà nước hoặc của xã hội.
Điều 15
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Trong trường hợp có nhu cầu khẩncấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Uỷ ban nhândân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đềnghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.
Điều 16
Việc chuyển quyền sử dụng đất đaichỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1- Khi hộ nông dân vào hoặc rahợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
2- Khi hợp tác xã, tập đoàn sảnxuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sảnxuất;
3- Khi người được giao đất chuyểnđi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tụcsử dụng đất đó.
Việc chuyển quyền sử dụng đất đainói trong Điều này, nếu ở nông thôn thì do Uỷ ban nhân dân xã quyết định, nếu ởthành thị thì do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhquyết định.
Điều 17
Người được thừa kế nhà ở hoặcngười chưa có chỗ ở, khi được người khác chuyển nhượng nhà để ở, sau khi đượccơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, thì đượcquyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó.
Điều 18
1- Khi được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụnghoặc đang sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký thì người sử dụng phải xin đăngký đất đai tại cơ quan Nhà nước nói ở khoản 2 của Điều này.
2- Uỷ ban nhân dân quận, thànhphố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện lập, giữ sổđịa chính, vào sổ địa chính cho người sử dụng đất và tự mình đăng ký đất chưasử dụng vào sổ địa chính.
3- Sau khi đăng ký, người sử dụngđất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 19
Hội đồng bộ trưởng định kỳ tổchức việc thống kê đất đai về số lượng và chất lượng để phục vụ kịp thời chocác yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai.
Điều 20
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhândân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phận quản lý của mình.
Cơ quan quản lý đất đai ở trungương và địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiệnthanh tra đất đai.
Khi thực hiện việc thanh tra đấtđai, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu các tổ chức và cá nhâncó liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
2- Tạm thời đình chỉ việc sử dụngphần đất sử dụng không đúng pháp luật;
3- Kiến nghị với cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Điều 21
Các tranh chấp về quyền sử dụngđất đai do Uỷ ban nhân nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy địnhdưới đây:
1- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấngiải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân.
2- Uỷ ban nhân dân huyện giảiquyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức thuộc quyềnmình quản lý.
3- Uỷ ban nhân dân quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1, khoản 2của Điều này.
4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương giải quyết các tranhchấp giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với nhau, nếu tổ chức đó thuộcquyền quản lý của mình hoặc trực thuộc Trung ương.
5- Trong trường hợp không đồng ývới quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyềnkhiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên. Quyết định của chính quyền cấp trêntrực tiếp có hiệu lực thi hành.
6- Việc tranh chấp quyền sử dụngđất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân cácđơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất tríthì thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 11, Điều 83 và khoản 26, Điều107 của Hiến pháp.
Điều 22
Khi giải quyết tranh chấp về nhàở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyềnsử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó.
CHƯƠNGIII
CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT
MỤC I
ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP
Điều 23
Đất nông nghiệp là đất được xácđịnh chủ yếu dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cảnuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi.
Điều 24
Người sử dụng đất nông nghiệp cónghĩa vụ:
1- Đưa diện tích được giao vàosản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, không được bỏ hoang, bỏ hoá;
2- Thực hiện các biện pháp thâmcanh, tăng vụ, bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất đai và kết hợp nông nghiệp, lâmnghiệp.
Điều 25
Đất lâm nghiệp là đất được xácchủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanhnuôi, tu bổ, cải tạo rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp; đất rừng cấm,vườn quốc gia; đất trồng rừng để phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, cải tạo môitrường.
Điều 26
Người sử dụng đất lâm nghiệp cónghĩa vụ:
1- Nghiêm chỉnh chấp hành phápluật về quản lý khai thác, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, không tự tiện phárừng, đốt rừng, làm huỷ hoại môi trường.
2- Trồng rừng phủ xanh diện tíchđược giao theo quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các biện pháp về thâm canh, bảovệ đất, chống xói mòn và kết hợp lâm nghiệp, nông nghiệp.
Điều 27
Đất làm kinh tế gia đình quy địnhnhư sau:
1- Các hợp tác xã, tập đoàn sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mình mộtdiện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sửdụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức đất nôngnghiệp, đất lâm nghiệp được giao cho mỗi hộ ở từng vùng trong địa phương mình,mỗi người không quá 10% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp bình quân cho nhân khẩucủa xã.
2- Các nông trường, lâm trường,trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp được giao lại cho các hộ thành viên của mìnhmột diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sửdụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình, nhưng mỗi hộ nhiềunhất cũng không vượt quá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằngmiền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2;
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồngbằng sông Cửu Long: 500 m2;
c) Miền núi và Tây Nguyên: 1.000m2.
Điều 28
Đất sản xuất của nông dân cá thểquy định như sau:
Các hộ nông dân cá thể được Nhànước giao đất ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sởđất đai đang sử dụng.
Căn cứ vào khả năng đất đai, kếhoạch sử dụng đất của địa phương và khả năng sử dụng đất của từng loại hộ, Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đươngquy định mức đất giao cho các loại hộ nông dân cá thể ở địa phương trên cơ sởbình quân đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tính theo nhân khẩu ở mỗi xã.
Điều 29
1- Ởnhững nơi còn đất chưa sử dụng thì Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh có thể giao loại đất này cho các tổ chức hoặc các hộ thành viêncủa hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu, thủ côngnghiệp, ngư nghiệp, nghề muối, nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp,lâm nghiệp, công nhân, viên chức và nhân dân để sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp.
2- Đối với đất trống, đồi núitrọc, rừng nghèo kiệt thì được giao theo chính sách giao đất, giao rừng đểtrồng trọt và chăn nuôi; đất giao cho mỗi tổ chức và cá nhân là căn cứ vào khảnăng sử dụng, không hạn chế về diện tích.
3- Khi giao đất nói ở khoản 1 vàkhoản 2 của Điều này phải xác định rõ mục đích và thời hạn sử dụng để người sửdụng đất yên tâm sản xuất, có thu hoạch thoả đáng so với công sức đã đầu tư đốivới từng loại cây trồng và vật nuôi.
4- Đất được giao nói trong Điềunày không tính vào mức đất làm kinh tế gia đình hoặc mức đất giao cho nông dâncá thể quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này.
Điều 30
Nhà nước khuyến khích mọi tổ chứcvà cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vốn để sử dụng đất đai vào sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở các vùng còn nhiều đất chưa sử dụng hoặc hiệuquả sử dụng đất còn thấp.
Nhà nước có các chính sách về đầutư, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, tuyển dụng và thuê mượn lao động, miễngiảm thuế và giá cả nông sản để khuyến khích mọi người tận dụng đất đai vào sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Điều 31
Việc sử dụng đất vườn quy địnhnhư sau:
Đất vườn được tính vào đất làmkinh tế gia đình xã viên hoặc đất giao cho nông dân còn sản xuất cá thể, phầncòn lại người có vườn vẫn được tiếp tục sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp.
Nhà nước có chính sách khuyếnkhích và bảo vệ lợi ích của mọi tổ chức và cá nhân thâm canh, tăng sản lượngcây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quyhoạch.
Không được lập vườn trên đấttrồng lúa, trừ trường hợp có phép của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh theo kế hoạch sử dụng đất đã được Hội đồng nhân dân cùngcấp thông qua.
Căn cứ vào yêu cầu phát triểnkinh tế quốc dân, khả năng đất đai và tập quán canh tác ở từng địa phương, Hộiđồng bộ trưởng quy định các hình thức tổ chức sản xuất và các chính sách thíchhợp đối với đất vườn ở mỗi vùng nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống vàtăng sản phẩm cho xãhội.
Điều 32
Chùa, nhà thờ, thánh thất tôngiáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đángvà có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôngiáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tíchđất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó.
MỤC 2
ĐẤT KHU DÂN CƯ
Điều 33
Đất khu dân cư là đất được xácđịnh để xây dựng các thành thị và các khu dân cư nông thôn.
Điều 34
Việc sử dụng đất khu dân cư ởthành thị phải tuân theo những quy định về từng loại đất nói trong Luật này,đồng thời phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, thị xã, thị trấn.
Đối với thành phố, thị xã, thịtrấn có quy hoạch giao đất cho nhân dân tự làm nhà ở thì Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vụ hành chính tương đương quy địnhmức đất giao cho mỗi hộ.
Việc sử dụng đất để xây dựng nhàở trong thành phố, thị xã, thị trấn phải theo đúng quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 35
Việc sử dụng đất khu dân cư ởnông thôn phải theo quy hoạch thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân vàquản lý xã hội. Phải tận dụng những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khudân cư trên đất nông nghiệp.
Chỉ được giao đất ở trong khu dâncư cho những hộ chưa có nhà ở.
Căn cứ vào khả năng đất đai ởtừng vùng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vịhành chính tương đương quy định mức đất được giao cho mỗi hộ, nhưng không đượcquá mức quy định cho từng vùng như sau:
a) Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằngmiền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200 m2.
b) Trung du, Đông Nam bộ và đồngbằng sông Cửu Long: 300 m2.
c) Miền núi và Tây Nguyên: 400m2.
Đối với những vùng nhân dân cótập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc những nơi phải giao đấtở vào đất quanh năm ngập nước thì theo đề nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, Hội đồng bộtrưởng có thể quy định mức đất ở cao hơn, nhưng nói chung không vượt quá mộtlần rưỡi, trong trường hợp cá biệt, cũng không được vượt quá hai lần mức đấtquy định cho từng vùng tại Điều này.
MỤC 3
ĐẤT CHUYÊN DÙNG
Điều 36
Đất chuyên dùng là đất được xácđịnh dùng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất khudân cư như: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giaothông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, đất dùng cho nhu cầu an ninh, quốcphòng, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đất làm muối, đất làm đồ gốmgạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danhlam thắng cảnh, đất nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích khôngphải là nông nghiệp.
Điều 37
Việc sử dụng đất để xây dựng cáccông trình công nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, xãhội, dịch vụ, người việc tuân theo các quy định của Luật này, còn phải tuântheo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế – kỹ thuậtvà thiết kế của từng công trình.
Điều 38
Việc sử dụng đất vào mục đích anninh, quốc phòng phải tuân theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan Nhànước có thẩm quyền xét duyệt. Khi sử dụng đất phải triệt để tiết kiệm và hạnchế đến mức thấp nhất những trở ngại cho việc sử dụng đất đai của vùng lân cận.
Điều 39
Chỉ những tổ chức được Nhà nướcgiao nhiệm vụ thăm dò, khai thác khoáng sản mới được sử dụng đất để thực hiệnmục đích này.
Đất thăm dò, khai thác khoángsản, kể cả thăm dò, khai thác đá chỉ được giao sử dụng trong thời gian thăm dò,khai thác khoáng sản; khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quyđịnh trong quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 40
Nhà nước giao đất làm muối chocác tổ chức hoặc cá nhân để sản xuất muối; đất này được giao trên cơ sở đấtđang sử dụng.
Những vùng đất làm muối có năngsuất, chất lượng cao phải được bảo vệ, ưu tiên cho việc sản xuất muối.
Nhà nước khuyến khích việc sửdụng những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ cho nhu cầu về muối của xãhội.
Điều 41
Việc sử dụng đất làm đồ gốm,gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác được giao có thời hạn.
Đất làm gạch, ngói trước hết phảilấy từ đất đồi núi không sản xuất nông nghiệp, gò, bãi hoang, lòng sông, ao hồcần khơi sâu, ven sông ngòi không sản xuất, đê bối cần huỷ bỏ, đất lấy từ cảitạo đồng ruộng.
Trong trường hợp không còn cácnguồn đất nói trên thì có thể sử dụng những loại đất xấu, nhưng phải triệt đểtiết kiệm. Khi sử dụng xong phải cải tạo ngay để sản xuất nông nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản.
Đất làm đồ gốm hoặc gạch, ngóikhông nung được chọn ở những vùng đất thích hợp nhưng không gây thiệt hại chosản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Chỉ những tổ chức hoặc cá nhânđược phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật nàymới được sử dụng đất để làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Điều 42
Đất di tích lịch sử, văn hoá,danh lam thắng cảnh là đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnhtheo quy định của pháp luật.
Đất này phải được bảo vệ nghiêmngặt.
Trong trường hợp đặc biệt cầnthiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mụcđích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giaođất và phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá.
Trong trường hợp không được sựđồng ý của Bộ trưởng Bộ văn hoá thì chủ công trình có quyền kiến nghị lên Hộiđồng bộ trưởng.
Điều 43
Đất làm nghĩa địa phải được quyhoạch thành khu tập trung, xa dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng,hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
Điều 44
Đất có mặt nước quy định trongĐiều này gồm những đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông, đầm, hồ lớn khôngthuộc sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếuđã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho các tổchức và cá nhân thích hợp để sử dụng.
Điều 45
Người sử dụng đất chuyên dùng cónghĩa vụ:
1- Chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của Hội đồng bộ trưởng về việc sử dụng từng loại đất chuyên dùng;
2- Thực hiện các biện pháp đểtiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường và không trở ngại cho sản xuất, đời sốngcủa nhân dân vùng lân cận.
Điều 46
Người được giao đất nông nghiệp,đất có rừng để xây dựng công trình công nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giaothông, thuỷ lợi, văn hoá, xã hội, dịch vụ, an ninh, quốc phòng, thăm dò, khaithác khoáng sản, làm đồ gốm, gạch, ngói hoặc vật liệu xây dựng khác phải đền bùthiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước.
Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhândân các cấp được sử dụng khoản đền bù này vào việc khai hoang, vỡ hoá, thâmcanh, bảo vệ, cải tạo đất, mở mang diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
MỤC 4
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
Điều 47
Đất chưa sử dụng là đất chưa đượcxác định để dùng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, chuyên dùngvà Nhà nước chưa giao cho ai sử dụng ổn định, lâu dài.
Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch,kế hoạch và có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân đưa đất chưa sửdụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
MỤC 5
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦANGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 48
Ngoài những nghĩa vụ đối với từngloại đất được quy định tại Điều 24, Điều 26 và Điều 45 của Luật này, người sửdụng đất còn có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng đất đúng mục đích,đúng ranh giới và các điều kiện khác đã được quy định khi giao đất;
2- Thực hiện việc bảo vệ, cải tạovà bồi bổ đất đai, không được làm những việc có hại đến môi trường và lợi íchhợp pháp của người sử dụng đất lân cận;
3- Thi hành nghiêm chỉnh quyếtđịnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất;
4- Đền bù thiệt hại thực tế chongười đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao độngvà kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật;
5- Nộp thuế, nộp lệ phí địa chínhkhi làm thủ tục địa chính theo quy định của pháp luật.
Điều 49
Người sử dụng đất có những quyềnlợi sau đây:
1- Được sử dụng đất ổn định, lâudài, có thời hạn hoặc tạm thời nhưng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquyết định khi giao đất;
2- Hưởng thành quả lao động, kếtquả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển, nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúckhác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất đượcgiao; trong trường hợp đất đang sử dụng được thu hồi theo khoản 1, khoản 2 vàkhoản 3, Điều 14 của Luật này để giao cho người khác thì được đền bù thiệt hạithực tế, được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm tăng giá trịcủa đất đó theo quy định của pháp luật;
3- Hưởng các lợi ích do côngtrình công cộng bảo vệ hoặc cải tạo đất mang lại;
4- Được Nhà nước hướng dẫn vàgiúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;
5- Khi đất đang sử dụng bị thuhồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế vàđược giao đất khác;
6- Được Nhà nước bảo vệ khi bịngười khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất đai hợp pháp của mình.
CHƯƠNG VI
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC QUỐC TẾ, TỔ CHỨC LIÊNDOANH,
HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
Điều 50
Việc giao đất cho tổ chức, cánhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên doanh, hợp tác của Việt Nam vànước ngoài để sử dụng do Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam quyết định.
Điều 51
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổchức quốc tế, tổ chức liên doanh, hợp tác của Việt Nam và nước ngoài được giaođất để sử dụng phải tuân theo các quy định của Luật này, trừ trường hợp điềuước quốc tế ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoàihoặc tổ chức quốc tế có quy định khác.
CHƯƠNG V
KHENTHƯỞNG VÀ XỬ PHẠT
Điều 52
Địa phương, tổ chức và cá nhân cónhiều thành tích trong việc quản lý, bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất đai, mở rộngdiện tích đất nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tiết kiệm đất trongxây dựng cơ bản thì được khen thưởng, theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 53
Người nào mua, bán, lấn, chiếmđất đai, phát canh thu tô, huỷ hoại đất đai hoặc có hành vi khác vi phạm phápluật đất đai thì bị xử phạt hành chính bằng một hoặc nhiều hình thức sau đây:
1- Cảnh cáo;
2- Phạt tiền từ 20% đến 30% giátrị thiệt hại do việc vi phạm gây ra;
3- Tịch thu toàn bộ tiền mua bánđất;
4- Thu hồi phần đất sử dụng tráipháp luật.
Việc xử lý hành chính quy địnhtrong Điều này do Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định theo quyđịnh của pháp luật.
Nếu hành vi vi phạm gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị xử phạt theo Bộluật hình sự.
Điều 54
Người nào lợi dụng chức vụ, quyềnhạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sửdụng đất trái với quy định của pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm làm thiệthại đến tài nguyên đất đai, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đấtđai, thì bị xử lý bằng một trong những hình thức sau đây:
1- Cảnh cáo;
2- Phạt tiền;
3- Cách chức;
4- Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật quy định trongĐiều này do cơ quan chính quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
Nếu hành vi vi phạm gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị xử phạt theo Bộluật hình sự.
Điều 55
Người nào có hành vi vi phạm phápluật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử phạt theo quyđịnh tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này còn phải bồi thường cho người bị thiệthại.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 56
Những quy định trước đây trái vớiLuật này đều bãi bỏ.
Điều 57
Hội đồng bộ trưởng quy định chitiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Võ Chí Công (Đã ký) |
Hiệu lực
Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản.
Lược đồ văn bản
Văn bản được hướng dẫn - [0]
...
Văn bản được hợp nhất - [0]
...
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
...
Văn bản bị đính chính - [0]
...
Văn bản bị thay thế - [0]
...
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
...
Văn bản được căn cứ - [0]
...
Văn bản đang xem
Luật đất đai 1987
Văn bản hướng dẫn - [0]
...
Văn bản hợp nhất - [0]
...
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
...
Văn bản đính chính - [0]
...
Văn bản thay thế - [0]
...
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
...
|