Trong những tình huống cấp cứu, việc điều trị kịp thời có thể cứu sống tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: nếu không đóng tiền tạm ứng viện phí thì có được bệnh viện tiếp nhận cấp cứu hay không? Đây là thắc mắc chính đáng của nhiều người, đặc biệt là những trường hợp không mang theo tiền hoặc giấy tờ tùy thân khi gặp nạn.
Bài viết dưới đây, Luật Online sẽ phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 để làm rõ vấn đề này.

1. Tạm ứng viện phí là gì?
Tạm ứng viện phí là khoản tiền mà người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân phải nộp trước để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành các thủ tục điều trị, xét nghiệm, phẫu thuật hoặc các can thiệp y tế khác. Đây là một quy trình thường thấy tại các bệnh viện công lập và tư nhân, nhằm đảm bảo có chi phí phục vụ công tác điều trị trong thời gian chờ thanh toán chính thức hoặc quyết toán với bảo hiểm y tế.
Tạm ứng viện phí không phải là khoản tiền cố định, mà phụ thuộc vào loại bệnh, phương pháp điều trị dự kiến, và thời gian nằm viện. Thông thường, khi bệnh nhân đến khám chữa bệnh (không phải cấp cứu), bệnh viện sẽ dự toán chi phí và yêu cầu người bệnh tạm ứng một phần viện phí để thực hiện quy trình điều trị.
Tạm ứng viện phí bao gồm những gì?
Các khoản tạm ứng có thể bao gồm:
-
Chi phí khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang, MRI…)
-
Chi phí thuốc men, vật tư y tế
-
Chi phí giường bệnh, dịch vụ chăm sóc
-
Chi phí phẫu thuật hoặc thủ thuật
-
Các chi phí khác phát sinh trong quá trình điều trị
Nếu người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đúng tuyến, tùy vào tỷ lệ thanh toán, bệnh viện sẽ tính toán phần tạm ứng tương ứng với phần không thuộc phạm vi chi trả của BHYT.
2. Người bệnh cấp cứu có bắt buộc phải đóng tiền tạm ứng?
Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác. (Theo khoản 15 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Theo nguyên tắc khám trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 có nêu:
Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
……………..”
Đồng thời tại khoản 2 Điều 7 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
Khoản 1 Điều 60 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
Còn nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh là phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Như vậy, trong trường hợp người bệnh tình trạng cấp cứu không mang theo tiền, không có tiền đóng tạm ứng viện phí trước thì bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ phải tiếp nhận và có nghĩa vụ tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh, không được từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh trừ trường hợp được quyền từ chối cấp cứu tại Điều 40 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Theo các quy định nêu trên, người bệnh cấp cứu không cần phải đóng tạm ứng viện phí trước khi cấp cứu.
Mặc dù không cần đóng tiền tạm ứng trước, nhưng sau khi tình trạng ổn định, người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp vẫn có trách nhiệm thanh toán viện phí theo quy định, trừ phần đã được BHYT chi trả.
4. Bệnh viện từ chối cấp cứu vì không có tiền thì có bị xử phạt?
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu vi phạm do cá nhân thực hiện.
Nếu vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền là từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn vị áp dụng hình thức xử phạt tước chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
4. Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh

4.1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
– Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.
– Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023, cụ thể:
4.2. Đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
– Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
– Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
– Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
– Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
– Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo quy định tại Điều 40 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Theo Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh.
– Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, người bệnh trong tình trạng cấp cứu không bắt buộc phải đóng tiền tạm ứng viện phí. Dù không có giấy tờ tùy thân, không mang theo bảo hiểm y tế, hoặc không có người thân đi cùng, người bệnh vẫn được quyền cấp cứu kịp thời và đầy đủ. Việc chậm trễ hoặc từ chối cấp cứu vì lý do tài chính là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt nghiêm khắc.
Trong mọi trường hợp cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận và xử trí ngay lập tức, không được phép yêu cầu đóng tiền viện phí trước hay làm thủ tục hành chính phức tạp. Đây là quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, được pháp luật bảo vệ rõ ràng.