Hướng dẫn cách ghi nhận xét diễn án chi tiết nhất

Nhận xét diễn án tại Học viện Tư pháp
Nhận xét diễn án tại Học viện Tư pháp

I. Nhận xét về vai diễn

1. Chủ tọa phiên tòa

  • Hội đồng xét xử có thái độ đúng mực, trang nghiêm, điều khiển phiên tòa bảo đảm khách quan, tạo điều kiện để Kiểm sát viên và luật sư tranh tụng.
  • Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa xét hỏi chi tiết, cụ thể, làm rõ được hành vi phạm tội của từng bị cáo; phân tích, giải thích cụ thể về việc bồi thường dân sự.
  • Phần thủ tục phiên tòa còn nhiều thiếu sót như: không yêu cầu thư ký báo cáo danh sách những người triệu tập; không kiểm tra căn cước của người đại diện hợp pháp của bị cáo, những người làm chứng đến sau và các luật sư; không giải thích quyền, nghĩa vụ cho những người làm chứng đến sau và yêu cầu cam đoan; không giải thích quyền và nghĩa vụ của luật sư; không hỏi các bị cáo đã nhận được Cáo trạng và Quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa? Nhận ngày nào? không công bố Quyết định thay đổi người tham gia tiến hành tố tụng; không hỏi ý kiến của Kiểm sát viên về việc thay đổi người tiến hành tố tụng; vụ án có bị cáo là người chưa thành niên nhưng Chủ tọa phiên tòa không giới thiệu nghề nghiệp của các Hội thẩm.
  • Trong phần xét hỏi, Thẩn phán Chủ tọa đặt nhiều câu hỏi dài dòng, không trọng tâm
  • Khi đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán phải đứng dậy, nhưng tại phiên toà thì Thẩm phán lại ngồi đọc là không phù hợp

2. Hội thẩm nhân dân Hội thẩm

Hội phẩm có tác phong đung mực trang nghiêm đung với cốt cách của một người đứng về phai nhân dân. Câu hỏi của hội thẩm rõ ràng, cách đọc trôi chảy lưu loát không vấp và có nhận mạng ở một số câu chữ nhằm thể hiện sự uy nghiêm của phân quyết quyết định

3. Thư ký phiên tòa

Trang phục đúng quy định của Toà án, nắm rõ các thủ tục mở đầu phiên toà. Giọng nói to, rõ ràng khi đọc nội quy phiên toà. Kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên toà và báo cáo cho HĐXX đúng quy định thủ tục

4. Đại diện Viện kiểm sát

– Trang phục đúng quy định của Kiểm sát viên.

Kiểm sát viên có tư thế, tác phong trang nghiêm, đĩnh đạc, chủ động tự tin trong khi xét hỏi và tranh luận, bình tĩnh và xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh tại phiên tòa.

– Giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc.

– Kiểm sát viên có quan điểm rõ ràng, viện dẫn điều luật cụ thể khi luật sư đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng và yêu cầu đưa các vật chứng ra xem xét tại phiên tòa.

– Kiểm sát viên phát hiện thiếu sót của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong việc giải thích quyền của các bị cáo và kịp thời bổ sung.

– Kiểm sát viên đã chú ý theo dõi, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đúng quy định.

– Kiểm sát viên công bố Cáo trạng to, rõ ràng, có quan sát thái độ của bị cáo và những người tham gia phiên tòa. Sau khi công bố cáo trạng, Kiểm sát viên có câu kết thúc và đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục làm việc, thể hiện tính uy nghiêm của phiên tòa.

– Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bịđề cương xét hỏi, có chiến thuật xét hỏi tốt, dự kiến các tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa; hỏi có trọng tâm, trọng điểm và đã làm rõ thêm được căn cứ, cơ sở để khẳng định quan điểm truy tố đã được nêu trong bản Cáo trạng là đúng pháp luật.

– Kiểm sát viên đã chủ động tích cực tham gia xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác; đã chú trọng xét hỏi những vấn đề mà Hội đồng xét xử chưa hỏi hoặc xét hỏi chưa kỹ;

– Các câu hỏi cơ bản là rõ ràng, dễ hiểu, logic, không trùng lắp, bám sát nội dung vụ án, làm rõ hành vi khách quan, ý thức chủ quan, vai trò đồng phạm của từng bị cáo và mức bồi thường dân sự mà đại diện người bị hại yêu cầu

– Giữa hai Kiểm sát viên có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc phân công xét hỏi các bị cáo.

– Kiểm sát viên nắm chắc nội dung vụ án, nghiên cứu kỹ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ; chuẩn bị tốt và dự kiến được các tình huống phát sinh tại phiên tòa.

– Chú ý lắng nghe và tóm tắt được đầy đủ các ý kiến mà luật sư đưa ra; thái độ tự tin, linh hoạt, chủ động, bình tĩnh; tranh luận tốt, sắc sảo, chặt chẽ, nội dung đối đáp đúng trọng tâm, bảo vệ được quan điểm truy tố của Viện kiểm sát.

– Nắm chắc các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn, đưa ra các căn cứ pháp luật, các chứng cứ trong hồ sơ vụán để tranh luận, sau khi hai Kiểm sát viên đối đáp, các luật sư có tranh luận trở lại nhưng không nhiều và không đưa ra các căn cứ và luận điểm mới.

– Giữa hai Kiểm sát viên có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng.

6. Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ

Về trang phục: Luật sư mặc trang phục lịch sự, đúng quy định của Liên đoàn luật sư
Về giọng nói:
+ Giọng nói to rõ ràng, lưu loát, đanh thép
+ Giọng nói còn mang tiếng địa phương nhiều, hơi khó nghe, nói còn nhỏ

Về kỹ năng:
+ Nghiên cứu hồ sơ:

Luật sư nắm chắc nội dung vụ án, Luật sư trình bày mà không cần phụ thuộc nhiều vào tài liệu
Luật sư nắm chưa chắc nội dung, khi trình bày luật sư phụ thuộc tài liệu rất nhiều

+ Hỏi: Luật sư đã đặt một số câu hỏi ngắn gọn, dễ hiệu, đánh vào trọng tâm vấn đề

+ Tranh luận: 
– Luật sư chuẩn bị bản luận cứ đầy đủ, chu đáo
– Luật sư xác định rõ hướng bào chữa
– Luật sư đã đánh giá và tìm được nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ
– Luật sư đã đối đáp được những vấn đề mà Viện kiểm sát nêu ra
– Luật sư trình bày rõ ràng và ứng xử rất phù hợp khi tham gia tranh luận
 – Luật sư trình bày những căn cứ rất hay để bảo vệ thân chủ

7. Bị cáo, bị hại

Về trang phục: Phù hợp với vai diễn, lịch sự

Về giọng nói:
+ Giọng nói to rõ ràng, lưu loát, đanh thép
+ Giọng nói còn mang tiếng địa phương nhiều, hơi khó nghe, nói còn nhỏ

Về nội dung: 
+ Bị cáo, bị hại nắm được nội dung vụ án khi được Chủ toạ, KSV, Luật sư hỏi thì bị cáo, bị hại đều trả lời được
+ Một số câu hỏi bị cáo, bị hại chưa trả lời được vì không nhớ nội dung trong hồ sơ
+ Bị cáo, bị hại xưng hộ đúng quy định tại phiên toà
+ Bị cáo trả lời lắt léo khiến cho luật sư hoang mang phải dừng phần hỏi
+ Bị cáo trình bày lời nói cuối cùng rất xúc động cho người nghe
+ Bị cáo tự tranh luận với Viện kiểm sát những điểm mà VKS nêu chưa đúng với thực tế
+ Bị hại trình bày được những căn cứ chứng minh bị thiệt hại

8. Nguyên đơn, bị đơn

Về trang phục: Phù hợp với vai diễn, lịch sự

Về giọng nói:
+ Giọng nói to rõ ràng, lưu loát, đanh thép
+ Giọng nói còn mang tiếng địa phương nhiều, hơi khó nghe, nói còn nhỏ

Về nội dung: 
+ Nguyên đơn, bị đơn nắm rõ được nội dung vụ việc
+ Trả lời được các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử
+ Nguyên đơn trình bày tốt phần yêu cầu khởi kiện
+ Bị đơn trình bày rõ ràng yêu cầu phản tố (nếu có yêu cầu phản tố)
+ Tranh luận có căn cứ khi đối đáp với bên phía nguyên đơn hoặc bị đơn

9. Người khởi kiện, người bị kiện

Về trang phục:
+ Phù hợp với vai diễn, lịch sự
+ Người bị kiện có trang phục lịch thiệp, đúng tư cách đại diện cho cơ quan nhà nước (UBND, Văn phòng đăng ký…)

Về giọng nói:
+ Giọng nói to rõ ràng, lưu loát, đanh thép
+ Giọng nói còn mang tiếng địa phương nhiều, hơi khó nghe, nói còn nhỏ

Về nội dung:
+ Người khởi kiện, bị kiện nắm chắc nội dung vụ án, trả lời hết tất cả các câu hỏi 
+ Người khởi kiện trình bày được sự việc và yêu cầu khởi kiện
+ Người bị kiện nêu một số quan điểm rất hay và chắc chắn có cơ sở để HĐXX chấp nhận
+ Người bị kiện thể hiện được kỹ năng tranh luận, đối đáp với luật sư của người khởi kiện
+ Người bị kiện căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật để đối đáp

10. Người làm chứng, người liên quan

Về trang phục:
+ Phù hợp với vai diễn, lịch sự

Về giọng nói:
+ Giọng nói to rõ ràng, lưu loát, đanh thép
+ Giọng nói còn mang tiếng địa phương nhiều, hơi khó nghe, nói còn nhỏ

Về nội dung:
+ Nắm được hồ sơ, trả lời được các câu hỏi
+ Nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, trả lời còn ập ờ không rõ ràng
+ Người làm chứng trình bày sự việc rõ ràng, mạch lạc, đây là căn cứ để cho HĐXX xem xét
+ Cơ bản vai này không có gì đáng kể nên chỉ nhận xét từng ấ

II. Nhận xét chung về buổi diễn án

Công tác chuẩn bị
– Lên kịch bản với nội dung rõ ràng đầy đủ và chi tiết quy trinh tố tụng và dự kiến trước những khả năng có thể xảy ra trong phiên tòa để xử lí phù hơp
– Về thành phần tham gia:
  • Đã sắp xếp và chuẩn bị vai diễn đúng theo hồ sơ vụ án
  • Chưa chuẩn bị vai diễn đầy đủ như hồ sơ, đã cắt đi một số vai diễn

 

– Về trang thiết bị chuẩn bị diễn án: 
+ Nhóm đã chuẩn bị những công cụ hỗ trợ như mic, loa, bàn ghế đầy đủ cho buổi diễn án và cho Thầy, cô, các bạn học viên ngồi.Đánh giá chung:
Buổi diễn án kết thúc thành công tốt đẹp, các vai diễn đã cơ bản hoàn thành tốt phần diễn của mình, được Thầy cô nhận xét tốt và đây cũng là buổi diễn án cho tất cả các học viên học hỏi và rút kinh nghiệm cho những buổi diễn án lần sau.Trên đây là nhưng nội dung nhận xét diễn án từng vai diễn từ đương sự, bị cáo, luật sư cho đến Hội đồng xét xử. Những nội dung nhận xét diễn án này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì những phiên toà đều có tính chất, nội dung khác nhau. Vì vậy phải theo dõi quá trình xét xử mới nhận xét diễn án một cách đầy đủ và khách quan.

User Rating: 4.6 ( 1 votes)

Nguyễn Phương

Xem thêm các bài viết nổi bật của tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Back to top button