tòa án - Ảnh 1.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí – Ảnh: GIA HÂN

Sáng 12-5, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Ông Trí cho biết hiện nay Tòa án nhân dân tối cao đang trình Quốc hội dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tòa án nhân dân để thực hiện chủ trương của Đảng về không tổ chức tòa cấp cao và tòa cấp huyện.

Do vậy việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án về các nội dung liên quan đến thẩm quyền của tòa án trong hoạt động tố tụng để phù hợp với mô hình tổ chức mới của tòa án.

Về nội dung cơ bản, ông Trí cho hay trên cơ sở mô hình tổ chức tòa án nhân dân 3 cấp, dự luật sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền của tòa khu vực, tòa cấp tỉnh và tòa tối cao.

Cụ thể điều chỉnh tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân khu vực theo hướng cấp tòa này có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Về thẩm quyền của tòa cấp tỉnh, ông Trí cho hay dự luật quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà bản án, quyết định của tòa án khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Cùng với đó, bổ sung thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; bổ sung thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa khu vực bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh không còn thẩm quyền về giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại.

Về thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, dự luật quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.

Việc điều chỉnh thẩm quyền nêu trên của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện trên cơ sở kết thúc hoạt động của 3 tòa cấp cao; chuyển nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa cấp tỉnh cho Tòa án nhân dân tối cao.

Về nguồn nhân lực đảm bảo thi hành luật, theo ông Trí, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tòa án hiện hành có nhiệm vụ tổ chức thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Do vậy sau khi luật này được ban hành và có hiệu lực, không làm phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế, nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành luật.

User Rating: 5 ( 1 votes)

Luật sư Online

Luật sư Online là quản trị viên của website Luật Online

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Back to top button