
Pháp luật về giao dich/hợp đồng đã quy định khuôn mẫu, điều kiện nhằm để các bên giao kết, xác lập hợp đồng phù hợp với lợi ích của các bên cũng như phù hợp với lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Vì thế, một hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi được xác lập theo đúng nguyên tắc và đã đáp ứng các điều kiện có hiệu lực mà luật hợp đồng đã quy định. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chỉ được bảo đảm thực hiện nếu hợp đồng đó có hiệu lực. Bài viết đưa ra cách nhận biết về một hợp đồng vô hiệu, xác định các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu trên cơ sở xác định nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu, đồng thời xác định chế tài đối với tường trường hợp vô hiệu. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch/hợp đồng vô hiệu, bài viết cũng đưa ra một số bất cập trong quy định của Bộ luật dân sự và có kiến nghị để hoàn thiện các bất cập trong quy định đó.
Khi nghiên cứu nội dung về lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về hợp đồng vô hiệu có rất nhiều phương thức khác nhau, có thể là nghiên cứu theo sự xuất hiện của những chính sách mới, cũng có thể nghiên cứu theo sự xuất hiện của Hiến pháp và các đạo luật liên quan, hoặc dựa vào sự thay đổi tư duy pháp lý của từng thời kỳ về nội dung này…Trong chuyên đề này, tác giả sẽ dựa vào các văn bản luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vô hiệu, cụ thể: các Pháp lệnh, Bộ luật Dân sự để phân tích sự thay đổi trong quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu, nguyên nhân hợp đồng vô hiệu, các loại hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu. Qua đó, cung cấp góc nhìn bao quát một phần lịch sử hình thành và phát triển pháp luật hợp đồng vô hiệu từ thời điểm Việt Nam ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 đến nay.
hop-dong-vo-hieu-va-hau-qua-hop-dong-vo-hieu
Tải về: HD-VO-HIEU-VA-HAU-QUA-PHAP-LY-CUA-HD-VO-HIEU-11_2022.pdf (62 downloads )